Thực hành

QUY TRÌNH THỰC HÀNH

A-Quy trình thực hành: gồm 3 phần cơ bản sau:

I – phần cơ bản:

1–Trước khi học viên bước lên xe, học viên sẽ được giới thiệu tổng quan về  xe, các chức năng thiết bị, nguyên lý vận hành của xe như thế nào?.

2- Cách nhận biết các chức năng cơ bản thông thường của người học lái xe phải biết như: nhiên liệu, nước làm mát, dầu nhớt, các ký hiệu đèn báo…

II – Phần sa hình: Sa hình là phần quan trọng nhất của phần học thực hành lái xe, các kỹ năng cơ bản học thực hành hầu hết nằm trong phần này.

Học viên lên xe vận dụng thực tế để cảm nhận chân thực các thao tác sử lý, côn, phanh, quan sát, đánh lái, phán đoán tình huống…

Học viên sẽ học lần lượt thành thạo tất cả 15 bài quy trình thực hành sau:

1-Xuất phát (xi nhan trái)

2-Đường dành cho người đi bộ.

3-Khởi hành xe ngang dốc.

4-Vệt bánh xe, đường vuông góc.

5-Ngã tư đi thẳng.

6-Đường vòng quanh co.

7-Ngã tư đi thẳng (lần 2)

8-Đỗ vào nhà xe

9-Ngã tư rẽ trái (xi nhan trái).

10-Dừng đường sắt.

11-Đường tăng số, tăng tốc.

12-Tình hướng nguy hiểm.

13-Ghép ngang vào nhà xe.

14-Ngã tư rẽ phải (xi nhan phải).

15-Kết thúc (xi nhan phải).

Học đến khi học viên tự ôm xe đi một mình thành thạo thì thôi.

III-Phần đường trường (lái xe thực tế ngoài đường).

  • Đây là phần lái xe thực tế hỗn hợp của 15 bài đã học trong sa hình, giờ áp dụng trên đường trường, để cũng cố thêm những kỹ năng sử lý đã học trong sa hình, đồng thời học thêm những kỹ năng mới thực tế như:
  • Cách quan sát các làn đường, biển báo thực tế.
  • Cách quan sát, sử lý, phán đoán các tình hướng.
  • Làm quen với cảm giác mật độ xe đông đúc.
  • Cách quan sát đèn xanh, đèn đỏ từ xa.
  • Cách nhận biết điểm mù của các xe khác-không nên đi vào…

B- Các bài thực hành cụ thể.